Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Bệnh trĩ ngoại và cách điều trị


Trĩ ngoại là căn bệnh mãn tính có thể xảy ra ở bất cứ ai nhưng thường thấy hơn cả là những người có công việc duy trì 1 tư thế đứng, ngồi liên tục như giáo viên, nhân viên văn phòng... và vẫn đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây. Bởi vậy, bệnh trĩ ngoại và cách điều trị là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa.

Biểu hiện bệnh trĩ ngoại?
Bệnh trĩ ngoại là một dạng của bệnh trĩ nói chung, được phân biệt với trĩ nội dựa vào vị trí hình thành búi trĩ. Búi trĩ ngoại là sự xung huyết tạo thành các đám rối tĩnh mạch phía dưới đường lược, do đó, luôn nằm bên ngoài hậu môn, có thể quan sát bằng mắt thường.
Khi bị bệnh trĩ ngoại, người bệnh thường không có biểu hiện gì đặc biệt ngoài việc bên ngoài hậu môn bỗng nhiên xuất hiện một khối thịt mềm, ấn sụt, được bao phủ bởi một lớp da.
Bề mặt búi trĩ là lớp biểu mô lát tầng, có thần kinh cảm giác nên có thể cảm nhận được sự có xát và va chạm. Hình dạng trĩ có búi phồng có màu đỏ sẫm, bề mặt khô và không dễ bị chảy máu.
Bệnh trĩ ngoại trải qua các giai đoạn phát triển chính:
Giai đoạn 1: Các đám rối tĩnh mạch nổi lên ở viền ngoài hậu môn, người bệnh có cảm giác hậu môn hơi cộm và vướng víu.
Giai đoạn 2: Các tĩnh mạch không ngừng phát triển làm tăng kích thước búi trĩ, tạo thành những búi trĩ lớn ngoằn ngoèo ngoài hậu môn.
Giai đoạn 3: Búi trĩ có thể làm tắc hậu môn vì kích thước khá lớn, khi đi đại tiện, các búi trĩ bị cọ xát gây đau đớn và chảy máu cho người bệnh.
Giai đoạn 4: Búi trĩ có dấu hiệu viêm nhiễm và hoại tử khiến cho bệnh nhân không chỉ ngứa ngáy mà cón rất đau đớn.
Để hiểu hơn về bệnh trĩ ngoại và cách điều trị, bên cạnh những biểu hiện bệnh trĩ ngoại thường gặp, bạn cũng nên biết về nguyên nhân gây bệnh để có thể tránh xa các tác nhân có hại, góp phần phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Theo các chuyên gia, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh trĩ ngoại bởi bệnh chủ yếu hình thành từ những thói quen thông thường trong sinh hoạt mà nhiều người không ngờ đến, chẳng hạn như thói quen ăn uống nhiều dầu mỡ, ít chất xơ, thiếu nước,... hay lười vận động, đi đại tiện và vệ sinh hậu môn không đúng cách,...

bệnh trĩ ngoại

Cách điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả
Do búi trĩ luôn nằm ngoài hậu môn nên việc chẩn đoán bệnh trĩ ngoại và cách điều trị khá đơn giản. Trĩ ngoại thường được điều trị bằng thuốc có tác dụng tăng cường trương lực thành tĩnh mạch, tăng tuần hoàn máu làm co búi trĩ, kháng viêm...
Bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng cũng như cách thức, thời gian sử dụng thuốc. Không ngưng thuốc giữa chừng và đặc biệt không tự ý mua thuốc về điều trị để tránh những tác dụng không mong muốn cản trở quá trình chữa bệnh.
Sau khi búi trĩ dần co lại, bệnh nhân có thể làm thủ thuật cắt bỏ mẩu da thừa đã bị giãn ra theo búi trĩ.
Bệnh trĩ ngoại và cách điều trị bằng phẫu thuật không được khuyến khích thực hiện trừ khi búi trĩ có dấu hiệu viêm nhiễm và hoại tử nặng. Khi đó cần phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ nhưng khá tốn kém và vẫn có khả năng tái phát nên tốt nhất, bệnh nhân cần phát hiện bệnh sớm và kiên trì điều trị bằng thuốc để có hiệu quả lâu dài.
Những biểu hiện bệnh trĩ ngoại và cách điều trị trên đây chỉ có tính chất tham khảo, để biết chính xác tình hình bệnh của mình, bạn đọc cần đi khám, nghe tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, tiết kiệm thời gian và công sức điều trị.

Không có nhận xét nào: