Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Bệnh trĩ ngoại và cách điều trị


Trĩ ngoại là căn bệnh mãn tính có thể xảy ra ở bất cứ ai nhưng thường thấy hơn cả là những người có công việc duy trì 1 tư thế đứng, ngồi liên tục như giáo viên, nhân viên văn phòng... và vẫn đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây. Bởi vậy, bệnh trĩ ngoại và cách điều trị là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa.

Biểu hiện bệnh trĩ ngoại?
Bệnh trĩ ngoại là một dạng của bệnh trĩ nói chung, được phân biệt với trĩ nội dựa vào vị trí hình thành búi trĩ. Búi trĩ ngoại là sự xung huyết tạo thành các đám rối tĩnh mạch phía dưới đường lược, do đó, luôn nằm bên ngoài hậu môn, có thể quan sát bằng mắt thường.
Khi bị bệnh trĩ ngoại, người bệnh thường không có biểu hiện gì đặc biệt ngoài việc bên ngoài hậu môn bỗng nhiên xuất hiện một khối thịt mềm, ấn sụt, được bao phủ bởi một lớp da.
Bề mặt búi trĩ là lớp biểu mô lát tầng, có thần kinh cảm giác nên có thể cảm nhận được sự có xát và va chạm. Hình dạng trĩ có búi phồng có màu đỏ sẫm, bề mặt khô và không dễ bị chảy máu.
Bệnh trĩ ngoại trải qua các giai đoạn phát triển chính:
Giai đoạn 1: Các đám rối tĩnh mạch nổi lên ở viền ngoài hậu môn, người bệnh có cảm giác hậu môn hơi cộm và vướng víu.
Giai đoạn 2: Các tĩnh mạch không ngừng phát triển làm tăng kích thước búi trĩ, tạo thành những búi trĩ lớn ngoằn ngoèo ngoài hậu môn.
Giai đoạn 3: Búi trĩ có thể làm tắc hậu môn vì kích thước khá lớn, khi đi đại tiện, các búi trĩ bị cọ xát gây đau đớn và chảy máu cho người bệnh.
Giai đoạn 4: Búi trĩ có dấu hiệu viêm nhiễm và hoại tử khiến cho bệnh nhân không chỉ ngứa ngáy mà cón rất đau đớn.
Để hiểu hơn về bệnh trĩ ngoại và cách điều trị, bên cạnh những biểu hiện bệnh trĩ ngoại thường gặp, bạn cũng nên biết về nguyên nhân gây bệnh để có thể tránh xa các tác nhân có hại, góp phần phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Theo các chuyên gia, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh trĩ ngoại bởi bệnh chủ yếu hình thành từ những thói quen thông thường trong sinh hoạt mà nhiều người không ngờ đến, chẳng hạn như thói quen ăn uống nhiều dầu mỡ, ít chất xơ, thiếu nước,... hay lười vận động, đi đại tiện và vệ sinh hậu môn không đúng cách,...

bệnh trĩ ngoại

Cách điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả
Do búi trĩ luôn nằm ngoài hậu môn nên việc chẩn đoán bệnh trĩ ngoại và cách điều trị khá đơn giản. Trĩ ngoại thường được điều trị bằng thuốc có tác dụng tăng cường trương lực thành tĩnh mạch, tăng tuần hoàn máu làm co búi trĩ, kháng viêm...
Bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng cũng như cách thức, thời gian sử dụng thuốc. Không ngưng thuốc giữa chừng và đặc biệt không tự ý mua thuốc về điều trị để tránh những tác dụng không mong muốn cản trở quá trình chữa bệnh.
Sau khi búi trĩ dần co lại, bệnh nhân có thể làm thủ thuật cắt bỏ mẩu da thừa đã bị giãn ra theo búi trĩ.
Bệnh trĩ ngoại và cách điều trị bằng phẫu thuật không được khuyến khích thực hiện trừ khi búi trĩ có dấu hiệu viêm nhiễm và hoại tử nặng. Khi đó cần phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ nhưng khá tốn kém và vẫn có khả năng tái phát nên tốt nhất, bệnh nhân cần phát hiện bệnh sớm và kiên trì điều trị bằng thuốc để có hiệu quả lâu dài.
Những biểu hiện bệnh trĩ ngoại và cách điều trị trên đây chỉ có tính chất tham khảo, để biết chính xác tình hình bệnh của mình, bạn đọc cần đi khám, nghe tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, tiết kiệm thời gian và công sức điều trị.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Làm gì khi gặp hiện tượng rong kinh?


Hỏi:
Chào bác sĩ, tôi năm nay  28 tuổi, đã có gia đình và con gần 1 tuổi. Bình thường kinh nguyệt của tôi trước hay sau khi sinh con đều rất ổn định, chu kì 28 ngày, hành kinh trong 4 ngày nhưng lần này tôi bị hành kinh 10 ngày nay vẫn chưa hết, máu ra thành cục khiến tôi rất hoang mang. Sau khi lên mạng tìm hiểu, tôi thấy nhiều khả năng mình bị rong kinh. Vậy xin bác sĩ cho tôi biết với hiện tượng rong kinh phải làm sao. Tôi xin cảm ơn bác sĩ!
(Bảo Trâm – Hoàn Kiếm)
Trả lời:
Xin chào bạn Trâm! cảm ơn bạn đã tin tưởng phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau:
Ở phụ nữ khỏe mạnh, kì kinh nguyệt bình thường, vòng kinh chỉ dài 28 đến 30 ngày, hành kinh trong khoảng 4-5 ngày và lượng máu kinh chỉ khoảng 30-45ml mỗi chu kì.  Trước đây, chu kì kinh của bạn khá lí tưởng, bạn quan tâm đến những thay đổi bất thường như vậy là việc làm rất đúng.
Rong kinh là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt của chị em, đặc trưng bởi hiện tượng kì kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh mất trong mỗi chu kì nhiều hơn 80ml.
Rong kinh bao gồm hai dạng:
-Rong kinh cơ năng: là hiện tượng rong  kinh do rối loạn nội tiết tố và rối loạn đông máu khiến cho chu kì kinh nguyệt bị kéo dài, lượng máu kinh rất nhiều mà không phải do tổn thương các cơ quan bên trong.
- Rong kinh thực thể là hiện tượng kì kinh kéo dài do những tổn thương gây nên ở buồng trứng và cổ tử cung, chẳng hạn như u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng. Nên phân biệt rong kinh thực thể với rong huyết – tình trạng máu chảy ra từ âm đạo, lượng máu ít hơn và không có tính chu kì.

cây huyết dụ chữa rong kinh

Bị rong kinh phải làm sao?
Trở lại trường hợp của bạn Bảo Trâm, theo những gì bạn miêu tả, rất nhiều khả năng bạn bị chứng rong kinh. Việc bạn cần làm trong kì kinh hiện tại là:
-Nên nằm yên, tránh vận động nếu bị ra máu quá nhiều, ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ.
-Thay băng vệ sinh thường xuyên, không dùng băng vệ sinh quá 4 tiếng, với tampon và cốc nguyệt san cũng vậy. Nhưng tốt hơn bạn chỉ nên dùng băng vệ sinh bởi tampon và cốc nguyệt san là vật thể lạ đối với tử cung, không nên dùng trong thời kì nhạy cảm.
-Tuyệt đối không dùng thuốc aspirin vì thuốc này sẽ khiến bạn mất máu nhiều hơn.
Tuy nhiên, đó chỉ là biện pháp giải quyết tình thế trước mắt. Về lâu dài để biết chính xác nguyên nhân gây rong kinh và những vấn đề mà cơ thể đang phải đối mặt, chị em nên đến các cơ sở uy tín về khám chữa các bệnh phụ khoa để kiểm tra. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có những biện pháp điều trị phù hợp.
Điều trị rong không làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sinh con sau này nên chị em cần điều trị sớm, tránh để rong kinh lâu năm, khó điều trị và gây hậu quả nghiêm trọng.
Trên đây chúng tôi vừa giải đáp câu hỏi của Bảo Trâm về hiện tượng rong kinh, đây cũng là vấn đề chung mà rất nhiều chị em đang gặp phải. Nếu còn điều gì thắc mắc, chị em có thể đến phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh số 380 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline 01686.977.199 chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ.

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

Cách thu nhỏ âm đạo sau sinh


Có rất nhiều phương pháp được chị em truyền tai nhau về công dụng thu nhỏ âm đạo sau sinh nhưng tổng hợp lại có thể chỉ ra những phương pháp phổ biến như:

Thu nhỏ âm đạo tự nhiên bằng xông vùng kín
Lá sả, lá bưởi hay lá trầu không là những loại thảo mộc thường được dùng đun lấy nước, khi nước nóng xông bằng hơi trong thời gian khoảng 15 – 20 phút, kiên trì trong một thời gian để giúp vệ sinh vùng kín sau sinh đồng thời thu nhỏ âm đạo đáng kể.

Không thể phủ nhận công dụng của những phương thuốc này nhưng chị em vẫn được khuyên không nên quá lạm dụng bởi cách làm còn mang tính cổ truyền, ước lượng tương đối và không nói trước được hiệu quả với các cơ địa khác nhau.

Thêm nữa, rất khó để xác định nhiệt độ xông thích hợp, không nóng quá, không lạnh quá để đảm bảo vẫn hiệu quả mà không tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào vị trí tổn thương gây viêm nhiễm.

Cách thu nhỏ âm đạo sau sinh với các bài tập kegel
Kegel là các bài tập với nhóm cơ vùng chậu có tác dụng làm săn chắc đối với cơ quan sinh dục của cả nam và nữ, đặc biệt phát huy hiệu quả khá rõ rệt đối với việc thu nhỏ âm đạo sau sinh. Mặt khác, Kegel còn có thể hỗ trợ phòng ngừa chứng sa dạ con sau khi sinh em bé.

Nếu mới làm quen với kegel, hãy bắt đàu bằng cách co siết cơ âm đạo như khi nhịn tiểu, giữ 2-4 giây rồi thả lỏng, lặp lại thao tác từ 5 – 10 lần.

Tập kegel làm se khít âm đạo

Khi đã quen, bạn nên tăng thời gian và tăng số lần thực hiện để đạt hiệu quả cao hơn.

Bài  tập này khá đơn giản và có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi, trừ khi đang đi vệ sinh hay khi bàng quang đang chứa nhiều nước tiểu.

Cách thu nhỏ âm đạo sau sinh bằng thuốc
Các loại thuốc thu nhỏ âm đạo khá đa dạng về chủng loại và rất dễ được tìm thấy trên thị trường dưới dạng viên nén, viên nang, gel...

Thuốc thu nhỏ âm đạo được  chị em yêu thích nhờ tính tiện dụng, hiệu quả khá rõ ràng tuy nhiên cần sử dụng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng không mong muốn và nên kiểm tra kĩ lưỡng tránh thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Thu nhỏ âm đạo sau sinh bằng công nghệ laser V-beauty
Với các trường hợp vùng kín quá sập xệ, công nghệ thu nhỏ âm đạo V – beauty được xem là biện pháp cải thiện tối ưu nhất hiện nay. Hiệu quả của kĩ thuật này được đánh giá rất cao bởi các chuyên gia thẩm mĩ và khách hàng đã từng trải nghiệm dịch vụ.

Tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, công nghệ thẩm mĩ vùng kín bằng laser này đang là phương pháp chính, thu hút rất nhiều chị em có nhu cầu làm đẹp và khôi phục chức năng vùng kín nhờ các ưu điểm:
- Thu hẹp âm đạo từ trong ra ngoài
- Không dao kéo, không xâm lấn gây tổn thương âm đạo
- An toàn
- Mau lành, không mất thời gian nghỉ dưỡng

Nếu chị em đang gặp vấn đề âm đạo nhăn nheo, lỏng lẻo sau khi vượt cạn, hãy tìm đến công nghệ thu nhỏ âm đạo sau sinh của Hưng Thịnh để lấy lại tự tin, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng chị em!


Xem thêm: http://phukhoahungthinh.vn/bi-kip-lam-dep-am-dao-an-toan-hieu-qua-hien-nay/

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2018

Cách chữa viêm phụ khoa hiệu quả


Chúng tôi cho rằng không thể khẳng định chắc chắn đâu mới là phương pháp tối ưu trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nói chung ở chị em, vì còn tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương do viêm nhiễm.

Điều trị viêm nhiễm phụ khoa bằng những can thiệp y khoa
Dùng thuốc:
Các loại thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung. Đây là những loại kháng sinh đường uống, bôi và đặt, kết hợp với dung dịch vệ sinh, chủ yếu thuộc nhóm kháng sinh chống vi khuẩn hiếu khí, kháng sinh diệt kí sinh trùng Trichomonas, kháng sinh trị viêm do nấm,...

Biện pháp xâm lấn:
Đây là công nghệ hiện đại nhất trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa hiện nay, dựa trên cơ chế tác động của các liệu pháp ánh sáng xanh, đốt điện, áp lạnh, dao cao tần,...

Chữa bệnh phụ khoa từ những thói quen hàng ngày
Bên cạnh việc dùng thuốc, thủ thuật y học, chị em hoàn toàn có thể chủ động hỗ trợ điều trị với những cách chữa viêm phụ khoa hiệu quả từ chính thói quen hằng ngày.

Thay đổi thói quen ăn uống
Chị em nên chọn chế độ ăn khoa học lành mạnh với thực đơn nhiều rau của quả tươi, ăn nhiều rau xanh, nhiều hoa quả tươi là một điều cần thiết.
Chị em nên uống thật nhiều nước, ít nhất 2l/ ngày để có thể thanh lọc cơ thể, đưa các chất cặn bã ra ngoài.
Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cafe,...
Tránh đồ ăn mặn, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh,...

Thay đổi thói quen tình dục
Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy là biện pháp giúp tránh lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục hay các bệnh viêm nhiễm phụkhoa. Ở một số trường hợp bệnh nặng cần kiêng quan hệ tình dục để được điều trị triệt để tránh lây nhiễm cho bạn tình.
Không nên quan hệ tình dục thô bạo.
Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ, vệ sinh bộ phận sinh dục cả nam và nữ trước và sau khi quan hệ tình dục.

chọn vị trí hôn cô bé

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách
Vùng kín là khu vực nhạy cảm và ẩm ướt vì thế chị em cần đặc biệt chú ý giữ gìn vệ sinh bằng cách vệ sinh vùng kín bằng nước ấm hoặc nước muối loãng ngày hai lần.
Không thụt rửa âm đạo sâu tránh làm tổn thương âm đạo, chọn những loại quần lót làm từ cotton thoáng mát, rộng rãi, không mặc quần bó sát,...
Tránh sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có nhiều hóa chất tẩy rửa để tránh làm tổn thương vùng kín, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi.
Chị em cần đặc biệt chú ý vệ sinh trong những ngày đến chu kỳ kinh nguyệt. Nên thay băng vệ sinh thường xuyên 4h/lần song cũng không nên lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày vì nó có thể gây bí bách, ngứa ngáy, khó chịu cho vùng kín.

Điều trị viêm phụ khoa tại nhà bằng thảo dược
Không thể phủ nhận rằng lá trà xanh, trinh nữ hoàng cung hay lá trầu không là những loại thảo mộc tự nhiên có những công dụng nhất định trong điều trị các chứng viêm phụ khoa. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất là có tác dụng rất chậm, chỉ phù hợp với những tổn thương nhẹ, phù hợp với người này nhưng không hợp với người khác,... có thể dẫn đến khô âm đạo, mất cân bằng môi trường tự nhiên của âm đạo do có tính sát khuẩn khá cao.

Nguyên nhân và triệu chứng thống kinh

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của chị em phụ nữ. Tuy nhiên có nhiều chị em khi đến chu kỳ kinh nguyệt phải chịu những cảm giác khó chịu, những cơn đau đớn hành hạ khiến không thể làm việc bình thường đó chính là hiện tượng thống kinh (Kinh hành phúc thống). Vậy thống kinh là gì? cách chữa bệnh thống kinh như thế nào? chúng ta hãy tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Thống kinh là gì?
Thống kinh được hiểu là các cơn đau tại bụng dưới ở phụ nữ trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt. Những biểu hiện như đầy hơi, căng tức bụng, lưng mỏi, đau bụng có thể đau thành từng cơn kèm theo nôn mửa và tiêu chảy khiến chị em không thể sinh hoạt và làm việc bình thường được.

Nguyên nhân gây nên thống kinh
  • Khí huyết hư yếu: Những người có cơ thể suy nhược, bệnh nặng lâu ngày, khí huyết bất túc, tì vị suy yếu khiến cho khí hư huyết yếu làm hành kinh huyết bị mất đi, khí huyết ở mạch Xung, Nhâm bị yếu dẫn đến đau bụng, đầy hơi trong chu kỳ hành kinh.
  • Thận khí hư tổn: Tiên thiên thận khí bất túc, sinh hoạt tình dục quá độ cộng với bệnh lâu ngày đều là nguyên nhân làm tổn thương khí huyết. Thận hư thì tinh suy, huyết yếu, mạch Nhâm, mạch Xung bất túc khiến sau hành kinh bị mất đi làm cho bào mạch bị suy yếu không được nhu dưỡng gây nên thống kinh.
  • Khí trệ huyết ứ: Tâm tính vốn bị uất ức, tức giận mà làm tổn thương Can, Can uất, khí trệ khiến khí huyết hư. Khi đến kỳ hành kinh hoặc sau hành kinh khí huyết ngưng lại chưa tiêu tán hết thì đều ứ tụ tại mạch Xung, Nhâm khiến cho huyết vận hành không được lưu thông.
  • Trước khi hành kinh khí huyết không lưu thông bị rót vào mạch Xung, Nhâm khiến cho khí huyết ở bào mạch bị ngưng trệ gây nên thống kinh.
  • Thấp nhiệt uẩn kết: Cơ thể vốn có thấp nhiệt uẩn kết bên trong nên sau khi hành kinh hoặc sau khi sinh cảm phải thấp nhiệt khiến cho huyết bị kết lại ở mạch xung.
  •  Hàn ngưng huyết ứ: Đang trong chu kỳ hành kinh sau khi cảm hàn hoặc ăn nhiều đồ ăn sống lạnh khiến hàn tà xâm nhập vào mạch Xung, Nhâm khiến cho khí huyết bị ngưng trệ tại đây không lưu thông được.
hiện tượng rong kinh

Các triệu chứng và tác hại của của thống kinh
Khi hành kinh hoặc sau hành kinh có hiện tượng bụng dưới trướng đau, kinh nguyệt ít, màu kinh nhạt có cục kèm các biểu hiện tai ù, đầu váng, đau lưng, chân tay yếu, tiểu nhiều , lưỡi nhạt, da mặt xám đen,…
Nhiều chị em phụ nữ hiện nay vẫn còn chủ quan với những cơn đau của thống kinh nên ít người tìm cho mình phương pháp điều trị bệnh thống kinh mà âm thầm chịu đựng các cơn đau của bệnh. Thống kinh tạo ra những cơn đau khiến chị em phụ nữ không thể tập trung làm việc cũng như sinh hoạt bình thường. Tạo nên áp lực tâm lý mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt, đe dọa đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ,...

Tìm hiểu thêm: http://phukhoahungthinh.vn